Bối cảnh Nội chiến Lào

Đây là cuộc chiến nối tiếp cuộc chiến sau năm 1945. Lào độc lập năm 1945, với Lào Issara lãnh đạo. Pháp quay lại chiếm Lào và Lào Issara giải thể. Neo Lào Issara do những người cộng sản làm nòng cốt chống Pháp và Vương quốc Lào (Pháp cho "độc lập" năm 1949 và là nước quân chủ lập hiến năm 1953).

Theo Hiệp định Genèva, lực lượng kháng chiến giành được hai tỉnh Hủa PhănPhongsaly làm chỗ tập kết chuẩn bị cho bầu cử tự do thống nhất theo Hiệp định Genèva.

Hiệp định Genèva về lập lại hòa bình ở Đông Dương thiết lập một nước Lào trung lập. Tuy nhiên, Quân đội Nhân dân Việt Nam ủng hộ quân Pathet Lào và mượn một dải đất thuộc dãy Trường Sơn theo thỏa thuận với Pathet Lào để hình thành nên đường mòn Hồ Chí Minh. Hoa Kỳ đã nỗ lực ngăn chặn con đường này và CIA đã huấn luyện cho khoảng 3.000 quân chủ yếu là người Hmông do tướng Vàng Pao lãnh đạo. Quân đội Mỹ, Việt Nam Cộng hòa và Thái Lan đã giúp chính phủ hoàng gia Lào chống lại Pathet Lào, Quân đội Nhân dân Việt NamMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Theo đánh giá của William Colby: ...tham vọng của Đảng Cộng sản Đông Dương không ngừng lại ở miền Nam Việt Nam. Do vùng núi của Lào kề bên thung lũng sông Hồng nên các nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muốn có một sự đảm bảo an ninh tại đây, thứ nữa là Lào và Việt Nam đều thuộc Đông Dương nên các lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng muốn thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với Lào...[8]